Để đối phó với suy thoái kinh tế và “phong trào giấy trắng”, chính quyền Trung Quốc đã vội vàng bỏ phong tỏa và chấm dứt chính sách “zero-covid”. Nhưng không ngờ, vào đêm ngày 12 tháng 12, các cuộc biểu tình của sinh viên đã nổ ra ở sáu trường đại học. Các cuộc khủng hoảng khác cũng đang tới gần Trung Quốc. VOA vì điều này đã đăng một bài báo, với tựa đề, “Giông tố Trung Quốc nổi lên khắp nơi, Tập Cận Bình sẽ kết thúc như thế nào?”
Các trường đại học nổ ra cuộc biểu tình vào ngày 12/12 được phân bố ở Phúc Kiến, Giang Tây, Giang Tô, Tứ Xuyên, Vân Nam và các nơi khác.
Nguyên nhân biểu tình không giống nhau,chẳng hạn, các sinh viên tốt nghiệp từ Trường Cao đẳng Y tế Giang Tây thuộc Đại học Nam Xương và sinh viên Đại học Y Nam Kinh đều yêu cầu được trả lương công bằng và phản đối sự đối xử bất công.
今晚 南昌大学江西医学院
— 李老师不是你老师 (@whyyoutouzhele) December 12, 2022
专硕生聚集抗议,要求同工同酬。
据悉,和之前的各大医学院一样,同学们每个月斤1000的微薄规培收入和繁重的临床事务让他们不堪重负。
约一个小时前,学校大门已锁,门口有警车,校内依旧在抗议。 pic.twitter.com/CyTknelR9g
Sinh viên Đại học Phúc Châu phản đối việc trường thay đổi kế hoạch cho sinh viên về nhà.
今晚 福州大学 因为针对返乡的方案朝令夕改。导致今晚学生聚集在三区操场抗议 pic.twitter.com/cPRG77R63V
— 李老师不是你老师 (@whyyoutouzhele) December 12, 2022
Còn các sinh viên tốt nghiệp của Đại học Y khoa Từ Châu thì phản đối vì họ được cử ra tuyến đầu để điều trị cho những bệnh nhân dương tính với covid-19 nhưng không có thiết bị bảo hộ cần thiết.
今晚 徐州医科大学 专硕研究生聚集抗议 pic.twitter.com/USBZj2yENw
— 李老师不是你老师 (@whyyoutouzhele) December 12, 2022
Tiến sĩ Ngô Quốc Quang, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Đại học Stanford, Hoa Kỳ nói với VOA vào ngày 28/11 rằng, ý nghĩa lớn nhất của “cuộc cách mạng giấy trắng” cho đến nay là người dân Trung Quốc đã đập tan nỗi sợ hãi và dũng cảm đứng lên.
VOA vào ngày 13/12 đã đưa ra liệt kê rằng ngoài chính sách phòng chống dịch bệnh và cách mạng giấy trắng, về chính trị ông Tập Cận Bình còn phải đối mặt với rủi ro người kế nhiệm và rắc rối kế nhiệm, cũng như rắc rối của vấn đề Đài Loan.
Tiến sĩ Trình Hiểu Nông, một chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, phân tích rằng, ông Tập Cận Bình không dám đào tạo người kế vị: “Bởi vì vị trí hiện tại của ông ấy đã ở trong tình thế ‘sau ánh hào quang lời mắng nhiếc cuồn cuộn đến’ nên ông ấy không thể buông tay được, và không thể đào tạo người kế vị. Bất người kế nhiệm nào cũng có thể lật bàn (lật đổ chính quyền) sau khi ông ấy chết. Người kế nhiệm này cũng có thể đá Tập Cận Bình xuống bùn”.
Về tình hình này, Neil Thomas, nhà phân tích cấp cao về các vấn đề Trung Quốc và Đông Bắc Á tại công ty tư vấn rủi ro chính trị toàn cầu Eurasia Group, cho rằng ông Tập Cận Bình có kế hoạch cai trị cho đến khi không còn cai trị được nữa, vì vậy, “vấn đề kế vị chính trị của Tập Cận Bình hiện là một rủi ro cực lớn đối với Trung Quốc. Chúng tôi biết điều đó sẽ xảy ra, chúng tôi biết đó sẽ là một vấn đề lớn, nhưng chúng tôi không biết khi nào nó sẽ xảy ra và chúng tôi không biết nó sẽ xảy ra như thế nào”.
Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với những xung đột xã hội sâu sắc, mâu thuẫn nội bộ ngày càng gay gắt và sự phòng bị, đối kháng liên tục của cộng đồng quốc tế. Các nhà phân tích nhìn chung cho rằng trước tình hình hỗn loạn này, Tập Cận Bình có thể sẽ lành ít dữ nhiều.
Chẳng hạn, Tiến sĩ Trình Hiểu Nông, phân tích rằng Tập Cận Bình đã trở thành “người cô đơn” trong nội bộ ĐCSTQ, “hơn 1 triệu quan chức đã bị trừng phạt, và điều quan trọng nhất là các quan chức hiện nay đã bị cắt nguồn tài lộ (tiền tài). Vốn dĩ người làm quan đều có mục tiêu, đời này phải kiếm được bao nhiêu tiền, rồi chuyển sang nước ngoài ở đâu đó, thẻ xanh Mỹ chắc làm xong rồi, nhà cũng mua xong, chỉ chờ đến lúc tuổi già hưởng phúc, đây đều là mục tiêu làm quan của họ, nay mục tiêu này đã bị ông Tập Cận Bình phá hỏng hoàn toàn, nên không chỉ có hơn vài triệu, mà hàng chục triệu người trong đảng đang nghiến răng nghiến lợi, mà họ đều là tinh anh của ĐCSTQ. Vì vậy, theo diễn giải này, ông Tập Cận Bình là một người cô đơn trong thể chế”.
Ngụy Kinh Sinh, một nhà hoạt động dân chủ Trung Quốc, đã đề cập rằng mặc dù ĐCSTQ giám sát chặt chẽ, nhưng “Trần Thắng và Ngô Quảng – những thủ lĩnh đầu tiên đứng lên khởi nghĩa chống lại nhà Tần không phải là những nhân vật lớn, và cuộc nổi loạn ở thị làng Đại Trạch là không thể đoán trước, mà chế độ chuyên chế diệt vong là quy luật lịch sử”.
Tống Vĩnh Nghị, một chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc và là giáo sư đã nghỉ hưu tại Đại học Bang California, Hoa Kỳ, nói với VOA: “Một khi điều gì đó xảy ra, chính quyền ông Tập sẽ sụp đổ ầm ầm”.
Có thể bạn quan tâm: